Nến thơm dần trở thành vật dụng trang trí, giúp tinh thần thoải mái và thư giãn hơn. Thay vì mua các loại nến có sẵn, bạn cũng hoàn toàn có thể làm nến tại gia với các nguyên liệu làm nến thơm siêu đơn giản và dễ tìm. Cùng tìm hiểu về các hương liệu, nguyên liệu làm nến thơm qua bài viết dưới đây nhé!

Sáp làm nến

Sáp đậu nành

Sáp đậu nành được chiếc xuất từ hạt đậu nành, nhờ có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật mà loại nến này vô cùng an toàn, thân thiện với môi trường, dễ dàng sử dụng, không có mùi khó chịu hoặc gây kích ứng da cho người sử dụng.

Nến thơm làm từ sáp đậu nành

Loại sáp này được đông đảo người dùng làm nến nhờ các đặc tính nổi bật như mùi dễ chịu, không tạo khói đen, sáp mềm có khả năng giữ tinh dầu rất tốt và ddặc biệt là có khả năng bám vào thành ly rất cao.

Giá thành của sáp đậu nành rơi vào 150.000đ – 250.000đ/kg tùy vào chất lượng sáp.

Sáp paraffin

Là loại sáp được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong ngành công nghiệp làm nến, sáp paraffin chiếm khoảng 70 – 80% thị phần nguyên liệu làm nến. Được biết, paraffin là chất rắn dạng sáp màu trắng, không mùi vị và đặc biệt có nhạy với màu khác. Vì thế mà các nhà sản xuất có thể dễ dàng pha chết sáp paraffin với các loại màu khác để tạo nên những cây nến, ly nến đầy màu sắc hấp dẫn người dùng.

Sáp paraffin làm nến thơm

Bên cạnh đó, sáp paraffin có ưu điểm là giá thành rẻ, dễ tìm mua. Nhược điểm là loại sáp này có thời gian cháy nhanh, ngọn lửa lớn và có khói đen vì thế không được ưu chuộng khi làm nến thơm. 

Về giá thành, loại sáp này sử dụng để thắp sáng hợp lý, không quá 100.000đ/kg thấp hơn rất nhiều so với các loại sáp tự nhiên.

Sáp tổ ong

Một loại sáp khác rất được ưa chuộng trong giới làm nến thơm là sáp tổ ong, loại sáp này được chiếc xuất trực tiếp từ tổ ong. Cụ thể, khi sau khi tổ ong lấy đi hết mật còn lại phần sáp thì người ta sẽ mang đi nấu cho chảy thành nước, sau đó để nguội sẽ được sáp ong. Đây cũng là loại sáp có nguồn gốc tự nhiên, mùi thơm của nó không dễ chịu bằng sáp đậu nành, tuy nhiên khi đốt lâu tan hơn.

Sáp tổ ong làm nến thơm

Dù được chuộng nhưng do có phần khá hiếm nên sáp này thường không dễ tìm mua được loại tốt. Giá thành cao hơn sáp paraffin và rẻ hơn sáp đậu nành, thường rơi vào tầm 100.000đ – 150.000đ/kg.

Sáp gel

Sáp gel là chế phẩm của dầu khoáng, với ưu điểm nổi bậy là không mùi, trong suốt, là dạng mềm nên thường được sử dụng làm nến dạng ly, cốc và cháy lâu hơn so với sáp paraffin.

Sáp gel

Gần đây loại sáp trong suốt được khá nhiều người dùng yêu thích sử dụng để làm nến, loại nến này được làm từ sáp gel trong suốt trong các ly cốc và được trang trí cùng hoa, trái cây, vỏ ốc,…  và khi khô lại sáp sẽ không chuyển thành màu trắng đục như dòng sáp đậu nành hoặc sáp tổ ong.

Bấc nến

Một thành phần khác không thể thiếu trong quá trình làm nến đó là bấc nến – duy trì sự cháy của nến bằng cách hút hỗn hợp sáp và tinh dầu thơm lên và sử dụng như một chất dẫn để duy trì ngọn lửa.

Hiện nay có hai loại bấc phổ biến được sử dụng là bấc cotton và bấc gỗ.

Bấc cotton

Bấc cotton có dạng sợi truyền thống với ưu điểm là dễ bén lửa, ngọn lửa cháy đẹp và ổn định

hơn bấc gỗ. Loại bấc này thường được sử dụng trong nến trụ, nến tạo hình. Đồng thời giá thành cũng rẻ hơn so với những loại bấc khác với với giá từ 10.000 – 30.000đ/10gram.

Bấc cotton

Bấc gỗ

Bấc gỗ có dạng thanh gỗ mỏng với đặc điểm làm nhiều người dùng thích thú là khi cháy sẽ phát ra âm thanh lách tách nghe rất thú vị. Đặc biệt, bấc nến không có khói khi đốt và dễ đứng thẳng, cân đối, không cần giữ khi đổ nến như khi dùng bấc cotton.

Bấc gỗ thường được sử dụng trong ly cốc nến thơm cao cấp và có giá đắt hơn.

Bấc gỗ làm nến

Tinh dầu tạo hương

Là thành phần tạo nên sự hấp dẫn và làm người dùng thoải mái khi sử dụng đó chính là tinh dầu tạo mùi hương. 

Tinh dầu là một dạng chất lỏng chứa các hợp chất thơm dễ bay hơi được chiết xuất bằng cách chưng cất hơi nước hoặc ép lạnh từ thiên nhiên như lá, thân, hoa, vỏ, rễ, lá cây.

Tinh dầu tạo hương làm nến thơm

Loại hương liệu này đa dạng về mùi hương nên có khả năng tạo mùi thơm nhẹ nhàng, và hoàn toàn tinh khiết cho không gian cũng như hỗ trợ trị cảm cúm, nhức đầu, giải độc cho cơ thể, thư giãn, giảm strees…

Các loại tinh dầu được ưu chuộng khi làm nến thơm thường là tình dầu hoa lài, loa oải hương, hoa hồng, ngọc lan tây, đàn hương, cà phê, quế, trà xanh, chanh sả,…

Cốc đựng nến

Để nến sử dụng được lâu dài và an toàn bạn nên sử dụng các loại cốc có chất liệu chịu nhiệt tốt như thủy tinh, sứ, thiếc,… có độ dày vừa phải để khi sáp nóng vào không bị vỡ hay nứt. Bên cạnh đó chúng cần có tính thẩm mỹ cao và có nắp, vì nắp đậy cốc sẽ giảm thiểu được tình trạng bụi bám rớt vào mặt nến và làm nến bị bay mùi ở lớp trên khá nhanh.

Cốc đựng nến thơm

Bạn cần lưu ý không sử dụng các loại cốc bằng nhựa, hoặc gốm chưa tráng men và các loại ly dùng để uống rượu vì khi đốt nóng dễ bị nứt.

Các vật dụng cần thiết khác

Bên cạnh các nguyên vật liệu kể trên, bạn cũng cần chuẩn bị các dụng cụ dưới đây để làm nến dược nhanh chóng và dễ dàng hơn.

– Nồi đun hoặc lò vi sóng 

– Ca đun 

– Nhiệt kế

– Keo dán hoặc miếng dán bấc 

– Que khuấy hoặc đũa

– Ống bóp chiết tinh dầu có vạch ml

Các vật dụng cần thiết khác

Trên đây là thông tin các nguyên vật liệu và hương liệu dùng để làm nến thơm mà chúng mình cung cấp đến các bạn. Hi vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn chọn mua nguyên liệu và hương liệu phù hợp để làm nến thơm nhé!